Thạch anh tím (Amethyst)


Ametit là biến thể có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao nhất trong nhóm thạch anh. Các loại thạch anh có màu tím tới tím phớt hồng được gọi là ametit, từ ametit xuất phát từ chữ Hy Lạp amethystos có nghĩa là không say bởi vì ngày xưa người Hy Lạp tin rằng khi uống rượu bằng cốc làm từ ametit thì sẽ chống được độc tố và không bao giò bị say.

Thạch anh tím|Amethyst

Tổng quan


Ametit (Amethyst)

Màu sắc

Tím, tím đỏ nhạt

Độ trong suốt

Thường trong suốt

Màu sắc vết vạch

Trắng

Chiết suất

1,544 – 1,553

Độ cứng

7

Lưỡng chiết suất

+ 0.009

Tỷ trọng

2,65

Độ tán sắc

0,013 (0,008)

Tính cát khai

Không

Tính đa sắc

Yếu: tím phớt đỏ, tím phớt xám

Vết vỡ

Vỏ sò, rất giòn

Tính phát quang

Yếu: lam nhạt

Thành phần hoá học

SiO­2, dioxit silic

Phổ hấp thụ

550-520

Hệ tinh thể

Hệ ba phương, tinh thể thường ở dạng lăng trụ sáu phương

 

 

Ametit là biến thể có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao nhất trong nhóm thạch anh. Các loại thạch anh có màu tím tới tím phớt hồng được gọi là ametit, từ ametit xuất phát từ chữ Hy Lạp amethystos có nghĩa là không say bởi vì ngày xưa người Hy Lạp tin rằng khi uống rượu bằng cốc làm từ ametit thì sẽ chống được độc tố và không bao giò bị say.

Nguồn gốc và phân bố: Ametit thường tạo thành các tinh đám với kích thước tinh thể tương đối lớn, gặp ở dạng tinh hốc trong các mỏ có nguồn gốc aluvi. Phân bố nhiều ở Brazil, Madagasca, Miến Điện, Zambia, Bolivia, Ấn Độ, Urugoay, Canada, Mexico, Namibia, Nga, Srilanka và Hoa Kỳ. Các tinh hốc ametit thường gặp nhiều ở Brazil và Urugoay, trọng lượng nhiều khi đến vài tấn.

Ở Việt Nam, ametit phát hiện nhiều ở Chu Bóc (Gia Lai), núi Dinh (Vũng Tàu) và núi Tà Zon (Bình Thuận). Đặc điểm của ametit các khu vực trên là chúng thường có dạng tinh thể kích thước nhỏ 2-4cm chiều dài, 1-2,5cm đường kính. Màu sắc tím nhạt và thường không đều, phần chóp thường đậm hơn so với phần chân tinh thể.

Các phương pháp xử lý và tổng hợp: Ametit khi được xử lý nhiệt ở nhiệt độ 470-750oC sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, nâu đỏ, lục hoặc không màu. Nguyên tố tạo màu là sắt, một số loại ametit có thể bị mất màu dưới ánh sáng mặt trời, tuy nhiên màu ban đầu có thể khôi phục được bằng cách chiếu xạ tia X.

Ametit được tổng hợp nhiều trong công nghiệp bằng phương pháp nhiệt dịch và xuất hiện trên thị trường từ những năm 1980. Việc phân biệt ametit tự nhiên và tổng hợp là một việc rất khó phải cần đến các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các loại đá dễ nhầm với ametit: Dễ nhầm với các loại đá có màu tím như fluorit (trang), kunzit (trang), spinel (trang), topaz (trang), iolit (trang) và turmalin (trang).

Nghiên cứu